Thursday, April 28, 2016

Bikini Girl

Bikini Girl.
Girl xinh bikini đẹp đã mắt. Girl xinh vốn dĩ nhìn ngắm đã không chán nhưng khi chụp với bikini thì có lẽ nhìn ngắm không biết chán. 

BIG Angry Painting

BIG Angry Painting.
Painting ANGRY faces is actually quite fun! Click my partner link above to head to my Facebook for more great videos! 

Best Daytona 500 Finishes

Best Daytona 500 Finishes.
It took three days to determine a winner of the inaugural event in 1959 and Kevin Harvick nosed out Mark Martin.

Best Blenders

Best Blenders .
Looking for the Best blender? Consumer Reports has honest Ratings and Reviews on blenders from the unbiased experts you can trust. Could a top-of-the-line blender be the smartest upgrade you'll ever make? What's the #1 key "MUST-HAVE" feature the top review authorities missed? Read our best blender reviews data and 2016 "Best Blender of the Year" to find out. If you're into making smoothies and milkshakes or love homemade soup, then a blender is a nifty and useful addition to your kitchen – the best blenders.


Wednesday, April 27, 2016

Bài hát chủ đề trại truyền thống nhà ứng sinh 2016 - Xin Chúa bên con

monkey king 2 full movie

When a travelling monk is stranded in a wasteland, The Monkey King must
escort him across the land to retrieve sacred scriptures and protect him
from an evil demon.

 Trailer

Movie : The Monkey King 2

Director : Pou-Soi Cheang

 Actors : Aaron Kwok,

Li Gong, Shaofeng Feng,

Chung Him Law,

Kelly Chen,

Xiao Shen-Yang,

Fei Xiang

Genres : Adventure, Action, Fantasy

Country : China, Hong Kong

Duration : 1h 58min |

Release Year : 2016 |

Views : 156,642


Tuesday, April 19, 2016

Bài giảng về Cuộc sống gia đình xã hội làm rúng động thế giới internet





Gia đình trong Giáo huấn Xã hội của Giáo hội

Trước Vatican II

Đối với Giáo
Hội Công Giáo, gia đình chính là nền móng của xã hội. Vết nứt ở móng đó
sau cùng sẽ làm nảy sinh các trận động đất trong xã hội. Trong thực
tế, không thể có một xã hội lành mạnh mà không có các gia
đình lành mạnh. Tuy nhiên, để các gia đình được lành mạnh, các thành
viên gia đình phải hiểu – và sống – chính ý nghĩa những gì là gia đình.

Cha Phero Khảm giảng Chúa Nhật 4 Phục Sinh Chúa Chiên Lành



Bài giảng chúa nhật 4 phục sinh - Chúa Chiên Lành của Đức Cha Phêro Khảm. 



CHÚA CHIÊN LÀNH

(CN IV/PS-C – CN CHÚA CHIÊN LÀNH)



Trong bài giảng “Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn Thiên triệu” lần thứ 52 (26/4/2015), ĐTC Phan-xi-cô huấn dụ:. “Chúa Nhật thứ tư Mùa Phục Sinh, cũng gọi là “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành”, hằng năm mời gọi chúng ta tái khám phá ra, với sự kinh ngạc ngày càng mới mẻ, định nghĩa mà Chúa Giê-su đã tự chọn cho mình, khi đọc nó dưới ánh sáng cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người. “Mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10, 11): các lời này đã được hiện thực một cách tràn đầy, khi Chúa Ki-tô tự do vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hiến tế mình trên Thập Giá. Người cống hiến sự sống mình như hiến tế cho chúng ta, cho tôi, cho anh, cho chị, cho tất cả chúng ta. Chính vì vậy Người là mục tử nhân lành.” (nguồn Vatican.net).



Bài Tin Mừng hôm nay (CN IV/PS-C – CN CHÚA CHIÊN LÀNH – Ga 10, 27-30) trình thuật: Trong khung cảnh mừng lễ Cung hiến Đền Thờ tại Giê-ru-sa-lem, khi thấy “Đức Giê-su đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Sa-lô-môn. Người Do-thái vây quanh Đức Giê-su và nói: "Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.” Đức Giê-su đáp: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin.” (Ga 10, 22-25). Quả thật, trước đó Đức Ki-tô đã nói cho họ nghe về một “Vị mục tử nhân lành” (Ga 10, 1-21) và Người đã tự nhận: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Đám người Do-thái chẳng những đã không tin, mà còn nói: "Ông ấy bị quỷ ám và điên khùng rồi! Nghe ông ấy làm gì?" Cũng vì bài Tin Mừng hôm nay chỉ trích một đoạn ngắn là Lời của Đức Ki-tô nói về đàn chiên của Người (Ga 10, 27-30), nên để suy niệm thấu đáo cần bao quát toàn bộ chương 10 trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an.



Nói đến chiên cừu là nói đến những động vật dễ thương, gần gũi với con người. Ngoài những thứ chúng cung ứng cho tiện nghi sinh sống của con người (như sữa, lông, da, thịt), còn một điều ít có con vật nào có được là chiên còn được dùng trong những dịp lễ lạc của đời sống tâm linh con người (sát tế, tế thần). Chính vì thế nên hình ảnh con chiên được dùng để nói về những người tin (tín hữu) vào sự mạc khải của Thiên Chúa, được Người nhận làm con cái và hết lòng chăn dắt ("Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt" – Is 40, 11 ; "CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người. Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm." – Tv 23, 1-4). Không chỉ những tín hữu là con chiên của Thiên Chúa, mà chính Đức Giê-su Ki-tô – Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật – cũng là một con chiên được sát tế để cứu chuộc tội lỗi loài người ("Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian” – Ga 1, 29). Như vậy, Thiên Chúa đã thương yêu con cái của mình, coi chúng như đàn chiên ngoan ngoãn dễ thương, nên mới ban Con Một xuống thế để chăn dắt đàn chiên đó ("Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi." – Ga 10, 14).



Khi nói đến vấn đề chăn nuôi súc vật (mục vụ), thường có 2 dạng: có thể người chăn nuôi (mục tử) ấy là chủ thực sự của đàn súc vật, và cũng có thể là người làm thuê (do người chủ mướn trông coi đàn súc vật). Cũng có những người làm thuê tận tuỵ với công việc bằng một tình cảm thương yêu, chăm sóc đàn súc vật mà mình trông coi mướn như là của chính mình, hơn là vì đồng lương, tiền công mà chủ trả cho hàng tháng, hàng năm. Tuy nhiên, số này rất hiếm, đa số những người làm thuê thường chỉ làm vịêc cho tương xứng với tiền công, như một sự trao đổi sòng phẳng (một bên bỏ ra tiền của, một bên bỏ ra công sức). Vì thế những người làm thuê không thể sánh với chủ nhân của đàn súc vật đó. Người chủ chăn không chỉ vì những lợi ích vật chất do đàn súc vật mang lại, nhất là khi đàn súc vật đó lại là những con chiên đẹp đẽ, ngoan hiền, dễ thương, thì người chủ còn coi đàn chiên như những đứa con em máu mủ của mình. Nói khác đi, người chủ chăn (chúa chiên) không chỉ vì nhu cầu vật chất, mà còn coi đó là bổn phận, và hơn thế nữa là trách nhiệm của mình (lo lắng thực phẩm, săn sóc bệnh tật, thậm chi còn sẵn sàng bênh vực, che chở chúng trước những nanh vuốt kẻ thù như sói lang ác hiểm).



Trở lại với bài Tin Mừng, Đức Ki-tô đã nói thẳng cho đám người Do-thái biết họ là những kẻ không tin tưởng vào những lời giảng dạy của Người, nhưng lại hay thắc mắc nọ kia. Sau đó, Đức Giê-su nói về đàn chiên của Người: "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một." (Ga 10, 27-30). Người đã lấy hình ảnh rất dễ thương của đàn chiên để chỉ những môn đệ và những kẻ tin theo Lời Người; đồng thời Người cũng xác định chính Người là Đấng chăm lo chăn dắt đàn chiên đó – Người chính là vị Chúa Chiên nhân lành. Hiểu sâu vào vấn đề, thì vị Mục Tử nhân lành ấy được Chúa Cha sai đi chăn dắt con người về đường linh thiêng, nên còn gọi là linh mục, và chính Đức Ki-tô là Linh Mục Thượng Phẩm, Linh Mục Duy Nhất.



Trong Tông huấn Ki-tô hữu Giáo dân “Christi Fideles Laici” (số 14) Thánh GH Gio-an Phao-lô II đã khẳng định: “Thánh Augustinô viết: ‘Cũng như chúng ta tất cả được gọi là Kitô-hữu (Christiani) vì đã được xức dầu (Chrisma) một cách thiêng liêng, do đó tất cả được gọi là linh mục, bởi vì chúng ta là thành phần thân thể của Linh Mục Duy Nhất’ (De Civitate Dei - XX, 10)." Về lý thuyết thì tất cả mọi Ki-tô hữu đều là linh mục (tư tế cộng đồng), nhưng thực tế để có thể điều hành hoạt động của Giáo Hội thì lại rất cần có hàng ngũ những người trực tiếp thừa kế (tư tế thừa tác) sứ vụ của Linh Mục Duy Nhất Giê-su Ki-tô, thông qua Ơn Thiên Triệu – Bí tích Truyền Chức ("Danh từ "hàng Linh Mục" đươc chọn với mục đích để chỉ định toàn thể hàng ngũ Linh Mục. Chúa Giê-su đã cho toàn thể Dân Chúa tham dự vào chức linh mục của Người nhưng Người còn muốn thiết lập những "thừa tác viên" của Người, những người này nhờ bí tích Truyền Chức được quyền dâng thánh lễ, quyền tha tội và thực hành chức vụ linh mục nhân danh Chúa Ki-tô" – Sắc lệnh "Chức vụ và đời sống các linh mục", số 2).



Hai chức vụ tư tế đó quan hệ khăng khít với nhau, chức vụ này vừa là tiền đề vừa là kết quả của chức vụ kia và ngược lại. Lý do cũng dễ hiểu: không thể có những phần tử lãnh nhận chức vụ tư tế thừa tác nếu không có hàng ngũ tư tế cộng đồng, ngược lai hàng ngũ tư tế cộng đồng muốn không bị khủng hoảng để đi đến tan rã, cũng rất cần thiết phải có người trông coi, chăm sóc, đó là những tư tế thừa tác. Nói cụ thể hơn, không có Giáo dân (đoàn chiên của Chúa) thì không thể có Linh mục, mà không có Linh mục thì đoàn chiên sẽ bị “xẻ đàn tan nghé” ngay. Tư tế cộng đồng (Giáo dân) hay tư tế thừa tác (linh mục) thì cũng đều là con người, mà nói về con người thì “nhân vô thập toàn”, không một cá nhân nào được thập phần hoàn hảo, có ưu điểm thì cũng có khuyết điểm, đó cũng là lẽ tất nhiên. Trong đàn chiên của Chúa có rất nhiều những con chiên ngoan hiền dễ thương, biết vâng nghe lời chủ, thì cũng không thiếu những con chiên lạc đàn, chạy theo bầy sói dữ, thậm chí còn quay lại chống trả và giết hại cả chủ chăn (mục tử).



Cũng vậy, trong hàng ngũ mục tử – những thừa tác viên kế nghịêp Mục tử nhân lành Giê-su Ki-tô – có rất nhiều những mục tử xứng đáng với vai trò và trách vụ của mình đã được chính Đức Ki-tô trao phó trong bữa Tiệc Ly ("Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en." – Lc 22, 29-30); nhưng cũng vẫn còn những mục tử bất trung, phạm những lỗi lầm nghiêm trọng, như "Thư của ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI gởi các linh mục nhằm thiết lập năm linh mục" ngày 16/6/2009, viết: "Bất hạnh thay, cũng tồn tại những hoàn cảnh, không bao giờ lấy làm tiếc đủ, mà chính Giáo Hội phải chịu vì sự bất trung của một số thừa tác viên của mình. Và đối với thế giới, đó là một cái cớ gương mù và khước từ. Trong những trường hợp như thế, những gì có thể là ích lợi cho Giáo Hội, đó không chỉ là nhận ra đầy đủ những yếu đuối của các thừa tác viên của mình, nhưng còn là một ý thức mới mẻ và phấn khởi về sự cao cả của ân huệ của Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi những hình ảnh sáng ngời của những mục tử quảng đại, những tu sĩ rực cháy tình yêu đối với Thiên Chúa và các linh hồn, những vị linh hướng sáng suốt và kiên nhẫn." (xin coi thêm "Thư đề ngày 20/3/2010 của ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI gửi Giáo Hội Ai-len" v/v một số linh mục xâm phạm tình dục trẻ em – nguồn Vatican.net).



Chúng ta không quá lạc quan để cho rằng đàn chiên của Chúa cũng như những vị mục tử thừa kế sứ vụ của Đức Giê-su Ki-tô, tất cả đều tốt lành, hoàn hảo; nhưng đồng thời cũng không quá bi quan để cho rằng tất cả đều xấu. Tha thiết mong rằng cả 2 phía (mục tử và đàn chiên) xin không bảo thủ, tự ái để đi đến tị hiềm, đố kỵ lẫn nhau. Cũng không đối đầu mà hãy đối thoại trong bao dung, độ lượng để xóa tan đi những bức tường ngăn cách. Xin hãy cùng nhau nhìn thẳng vào vấn đề, nhìn thẳng vào mối dây liên kết bất khả phân ly giữa "chiên con" và "chiên mẹ" trong ràn chiên Giáo Hội, như trong bài "Mẻ cá lớn" (CN III/PS-C) đã trình bày.



Khi trao sứ vụ cho mục tử Phê-rô, chính Chiên Thiên Chúa đã yêu cầu: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy” (Ga 21, 15). Tuy Đức Ki-tô không nói rõ, nhưng Người đã muốn các “chiên con” tín hữu hãy coi những mục tử là chiên mẹ. Mục tử phải là "chiên mẹ", là chúa chiên, là chủ chăn chính hiệu chớ không thể là người làm thuê, chăn mướn. Cũng giống như bàn tay có ngón dài ngón ngắn, con cái có đứa thế này đứa thế khác, nhưng tựu trung nó vẫn là con của mình. Con ngoan hiền thì mẹ hưởng phúc, con dại thì mẹ ... lãnh đủ! ("con dại cái mang"). Cũng thế, những "chiên con" có thể bị sa chước cám dỗ của "ba thù", có thể lầm lạc, sai lỗi, có thể đối lập với "chiên mẹ", nhưng không bao giờ coi chiên mẹ là đối thủ, là kẻ thù. Đến như kẻ thù mà vị Mục tử nhân lành Giê-su Ki-tô còn dạy phải yêu thương họ, huống hồ là tình mẹ con giữa "chiên mẹ" và "chiên con". Sống trong sự chăn dắt, chăm sóc tận tình của người chủ chăn (chiên mẹ), chiên con cần phải biết nghe lời chiên mẹ, sống và hành động với châm ngôn “Đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5, 6).



Đó là đối với “chiên con”, cón về phía “chiên mẹ” thì sao? Trong bài giảng CN IV, lễ Chúa Chiên Lành 26/4/2015, ĐTC Phan-xi-cô đã yêu cầu các mục tử: “Trong bổn phận chăm sóc đàn chiên, người mục tử phải luôn luôn đi trước để đề phòng mọi hiểm nguy mà đàn chiên có thể gặp. Tuy nhiên, có những lúc người mục tử phải đi giữa đàn chiên để hiểu được những âu lo, những vấn đề đang xảy ra với chiên. Và đôi khi, phải đi sau, để đồng hành, nâng đỡ những con chiên yếu không đi theo kịp đàn.” Mục tử phải “đi trước – đi giữa – đi sau” đàn chiên, nói cách khác, mục tử phải sống chung, đồng hành với đàn chiên trong mọi tình huống trên hành trình thi hành sứ vụ. Phải sống làm sao được như lời mong ước của ĐTC: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình.”. Người chăn chiên phải sống gần gũi, gắn bó với đàn chiên, lo lắng chăm sóc, bảo vệ đàn chiên của mình, đến nỗi mùi của chiên đã ngấm vào không những áo quần mà cả da thịt mục tử. Linh mục, người chăn chiên về đàng thiêng liêng cũng phải như vậy.



Tóm lại, mối tình giữa mục tử và đàn chiên phải là mối tình “mẫu tử tình thâm” (tình mẹ con sâu xa). Chỉ có như thế thì người mẹ (mục tử) mới “mang nặng mùi con chiên của mình“; đồng thời đàn chiên con vì được chăm sóc nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ tinh tuyền nên tất nhiên cũng “mang nặng mùi chiên mẹ”. Trong ràn chiên Việt Nam vốn đã sẵn có tình phụ tử (chiên gọi mục tử là “cha” và tự xưng là “con”) từ bao đời nay, mối tình đó được triển nở trong môi trường văn hoá dân tộc truyền thống nhờ xây dựng trên nền tảng Lời Chúa, mà Lời Chúa lại dạy đó là chiên mẹ và chiên con, mối tình đó là mối tình mẫu tử. Vì thế, cần phát huy mối dây liên kết hỗ tương giữa hàng linh mục và giáo dân cho ngày một thắm thiết hơn, như mối keo sơn gắn bó mọi thành phần Giáo Hội, giúp vuợt qua bao thăng trầm lịch sử, để hướng tới một tương lai xán lạn là cả chiên mẹ và chiên con vui vầy nằm nghỉ trên đồng cỏ xanh tươi bát ngát (Tv 23) mà Thiên Chúa đã ban tặng. Ước được như vậy.



Để được trọn vẹn, xin hiệp ý cùng ĐTC trong sứ điệp “Cầu cho Ơn Thiên triệu – 2015”: “Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương của mọi ơn gọi, đã không sợ thưa “Xin vâng” đối với tiếng gọi của Chúa. Mẹ tháp tùng và hướng dẫn chúng ta. Với lòng can đảm quảng đại, Mẹ Maria đã hát lên niềm vui ra khỏi chính mình và phó thác những dự phóng cuộc sống của Mẹ cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ để hoàn toàn sẵn sàng đón nhận ý định của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta; để chúng ta gia tăng ước muốn ra đi và ân cần hướng về người khác (xc Lc 1, 39). Xin Mẹ Maria bảo vệ và chuyển cầu cho tất cả chúng ta.”



JM. Lam Thy ĐVD.